Giải đáp thắc mắc: 100g cá ngừ bao nhiêu protein

0 0
Read Time:5 Minute, 29 Second

Cá ngừ là một trong những loại hải sản được rất nhiều người yêu thích. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn 100g cá ngừ có bao nhiêu protein? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

100g cá ngừ bao nhiêu protein?

Cá ngừ là nguồn protein tốt. Do có nguồn gốc từ động vật nên chất lượng và sự cân bằng các axit amin của protein trong thành phần dinh dưỡng của cá ngừ ở mức ổn. 100 g cá ngừ có hơn 23 g protein. Khi được hấp thu có thể sẽ ít hơn tùy vào mỗi người.

Cá ngừ có tốc độ hấp thu trung bình, mất 2-3 tiếng để tiêu hóa. Do đó, giá trị dinh dưỡng của cá ngừ phù hợp với công dụng nuôi dưỡng cơ bắp trong ngày hơn. Không thích hợp lắm để phục hồi nhanh cơ bắp sau tập trong vòng 30 phút.

100g cá ngừ bao nhiêu protein?
100g cá ngừ bao nhiêu protein?

Xem thêm: Cách chế biến cá ngừ

Cá ngừ rất ít chất béo bão hòa (béo xấu) nên ít làm tăng cholesterol xấu trong máu. Nhưng lại nhiều chất béo tốt omega 3 đáp ứng gần đủ nhu cầu một ngày. Omega 3 sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu xuống. Ngoài ra thì cholesterol sẵn có trong cá ngừ cũng rất ít

Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Ăn cá từ 3 – 4 khẩu phần mỗi tuần có thể giúp làm giảm thiểu đến 6% nguy cơ tái biến mạch máu não. Nếu ăn 5 suất cá mỗi tuần có thể giúp bảo vệ tim mạch, chống lại sự xâm lấn của các cholesterol xấu.

Dưới đây là một số lợi ích từ việc ăn cá:

Tốt cho não bộ

Cá là món ăn đứng đầu trong danh sách những thực phẩm tốt cho não bộ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn nhiều cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… vì chúng có chứa nhiều omega-3 rất tốt cho não bộ.

Các nghiên cứu chỉ ra, khoảng 60% não bộ của con người được cấu thành từ ½ lượng chất omega-3. Hàm lượng chất này càng dồi dào thì việc xây dựng các tế bào não càng mạnh. Từ đó giúp chúng ta học nhanh và nhớ lâu. Mặt khác, omega-3 còn giúp chống suy giảm thần kinh và ngăn ngừa bệnh alzheimer hiệu quả.

Tốt cho hệ tim mạch

Các nghiên cứu chỉ ra, trong cá có chứa chất EPA – đây là một dạng axit béo không no có thể giúp cơ thể phòng chống xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Mặt các các vi chất trong cá còn tác dụng giúp chống lại tình trạng xâm lấn của cholesterol xấu trong máu gây bệnh về tim mạch.

Bổ sung sắt

Cá là một trong những loại thực phẩm có chứa rất nhiều sắt. Chất sắt tự nhiên trongc á giúp tăng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Từ đó lượng oxy cung cấp cho cơ quan, tế bào cũng được gia tăng. Bổ sung sắt từ cá giúp chống mệt mỏi, duy trì sự khỏe khoắn, năng động cho cơ thể.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong cá có chứa hàm lượng protein cao nhưng dễ hấp thụ. Việc này giúp cho dạ dày không phải chịu nhiều áp lực giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Protein trong có không gây ra chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường như các loại thực phẩm khác.

Tốt cho xương

Có thể bạn chưa biết, cá là thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao và chứa nhiều vitamin D – đây là nguyên tố cần thiết giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Từ đó giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên cho trẻ nhỏ ăn cá thường xuyên.

Ăn cá ngừ có béo không?

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một người trưởng thành sẽ cần nạp khoảng 2000 calo/ngày để duy trì hoạt động của cơ thể. Lượng calo này được chia đều cho 3 bữa ăn trong ngày, tương đương với lượng calo mà các bạn cần bổ sung trong mỗi bữa ăn là 667 calo.

Trong khi đó, để ăn no 1 bữa với cá ngừ, các bạn cần ăn khoảng 500g cá ngừ và không ăn thêm bất kỳ món ăn nào khác. Khi đó lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 535 calo. Có thể thấy, mức năng lượng từ 1 bữa ăn no với cá ngừ thấp hơn mức năng lượng cơ thể cần cho 1 bữa. Như vậy, có thể kết luận ăn cá ngừ không béo.

Cá ngừ có ăn sống được không?

Với câu hỏi này câu trả lời chắc chắn là có. Cá ngừ sống thường được chế biến làm món nộm, sushi, sashimi… Đây đều là những món ăn phổ biến và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong thịt cá ngừ có chứa rất nhiều ký sinh trùng, nếu bạn ăn không đúng cách có thể nhiễm ký sinh trùng và khiến bạn bị nhiễm trùng đường ruột gây ra các bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các triệu chứng khác có liên quan,…

Cá ngừ có ăn sống được không?
Cá ngừ có ăn sống được không?

Xem thêm: Cá ngừ chế biến món gì?

Vì vậy, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị nếu muốn ăn cá ngừ sống thì chúng ta cần đông lạnh cá ngừ sống theo một trong những cách sau để loại bỏ ký sinh trùng:

Đông lạnh ở -4 ° F (-20° C) hoặc thấp hơn trong 7 ngày.

Đông lạnh và bảo quản ở -31 ° F (-35 ° C) trong 15 giờ.

Đông lạnh ở -31 ° F (-35 ° C) hoặc thấp hơn đến khi cá đóng băng và bảo quản ở -4 ° F (-20 ° C) trong 24 giờ.

Trên đây là lời giải đáp của Toshiko cho câu hỏi 100g cá ngừ bao nhiêu protein, bên cạnh đó bài viết cũng chia sẻ một số thông tin liên quan khác, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn lành mạnh, khoa học!

 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Rate this post
Previous post Ăn cá ngừ có tốt không? Những lưu ý khi ăn cá ngừ
Next post Cẩm nang bà bầu: bầu ăn cá ngừ được không?