Cách nhận biết dị ứng cá ngừ và phương pháp điều trị hiệu quả

di-ung-ca-ngu
0 0
Read Time:7 Minute, 2 Second

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng cá ngừ? Có dấu hiệu nào? Các phương pháp điều trị dị ứng cá ngừ như thế nào? Để có giải đáp chi tiết về các thắc mắc dị ứng cá ngừ, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra dị ứng cá ngừ

Cá ngừ là nguồn thực phẩm đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm dễ có nguy cơ xảy ra dị ứng khi ăn cá ngừ.

Cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng cá ngừ như:

  • Histamin thông thường sẽ không gây hại và được giữ trong các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên khi cá ngừ không còn tươi, lúc này thịt cá sẽ chuyển hóa và tạo ra histamin ở dạng tự do gắn vào thụ thể và có khả năng gây ra dị ứng;
  • Cơ thể người bị dự ứng cá ngừ xem chất đạm trong cá ngừ giống như một kháng nguyên lạ làm cho tế bào bạch cầu phóng ra lượng lớn histamin nhằm chống lại, chính điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng dị ứng;
  • Trong thịt cá ngừ có thể chứa một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng dẫn đến tình trạng dị ứng khi ăn;
  • Khi cá ngừ bị ươn men decarboxylase sẽ gây ra tác động đến enzym có trong ruột cá làm phân hủy sắc tố đỏ và gây dị ứng.
di-ung-ca-ngu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị dị ứng cá ngừ

Xem thêm:

Triệu chứng nhận biết khi bị dị ứng cá ngừ

Mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng dị ứng cá ngừ sẽ khác nhau bởi còn tùy thuộc vào lượng cá cơ thể hấp thu. Thông thường sau thời gian ăn cá ngừ khoảng 20 – 30 phút sẽ xuất hiện các biểu hiện dị ứng cá ngừ, cụ thể như:

  • Bề mặt da sưng to, nổi mẩn đỏ và có thể lan nhanh thành từng mảng lớn. Khi bị dị ứng sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Nghiêm trọng hơn mắt có thể sưng to, lưỡi và cổ họng cũng sẽ bị sưng;
  • Dạ dày co thắt, rối loạn tiêu hóa: Theo Tổ chức về các bệnh dị ứng thế giới histamin sẽ được đẩy ra bên ngoài dị ứng, theo đó kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa…
  • Hen suyễn: Khi bị dị ứng nghiêm trọng người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng hen suyễn, ho liên tục, đau tức ngực, khó thở;
  • Sốc phản vệ: Người bị dị ứng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng dữ dội… Lúc này phản ứng dị ứng đã cấp tính và người mắc dị ứng có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Theo nhiều chuyên gia ở Mỹ mỗi năm có khoảng 30.000 người phải cấp cứu và trường hợp tử vong lên đến 200 trường hợp do bị dị ứng với cá ngừ.

Cách xử lý khi bị dị ứng với cá ngừ

Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dị ứng với cá ngừ nên thực hiện các cách xử lý nhanh chóng và đến cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời.

Cách xử lý ban đầu khi dị ứng với cá ngừ

Tốt nhất nên tìm cách nôn ra thực phẩm và cá ngừ đã ăn trước đó, trường hợp đã xuất hiện tình trạng dị ứng. Với cách này có thể loại bỏ phần cá ngừ chưa được tiêu hóa ra khỏi cơ thể, hạn chế tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.

Song song với đó nên uống nhiều nước để đào thải các hợp chất histamine ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Nhận thấy dấu hiệu nổi mề đay nên tránh gãi để không gây ra trầy xước hoặc nhiễm trùng da.

Phương pháp điều trị dị ứng cá ngừ

Sau quá trình xử lý ban đầu khi bị dị ứng mà không có dấu hiệu suy giảm, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên sử dụng một số biện pháp điều trị bằng cách:

Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây

  • Nhanh chóng đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra bằng một số những xét nghiệm, kiểm tra dị ứng khi chích một lượng chất gây dị ứng dưới da để phát hiện kháng thể trong máu… Từ đó có phương pháp xử lý được nhanh chóng, hiệu quả;
  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp với thể trạng người bị dị ứng, thông thường sẽ là những loại thuốc có tác dụng kháng histamine, giảm nhanh chóng những triệu chứng gây dị ứng, đồng thời hạn chế khả năng gây hạn đến sức khỏe bản thân. Trường hợp xuất hiện triệu chứng hen suyễn sẽ được kê thêm một số loại thuốc xịt và kem thoa;

Lưu ý: Tuyệt đối người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng nếu chưa có chỉ định từ các Bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp tự ý sử dụng theo sở thích của bản thân và gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe.

di-ung-ca-ngu
Có thể sử dụng thuốc tây trong quá trình điều trị dị ứng cá ngừ

Điều trị dị ứng bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Ngoài phương pháp điều trị dị ứng cá ngừ bằng thuốc tây còn có một số nguyên liệu thiên nhiên giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng dị ứng cá ngừ, cụ thể như:

  • Mật ong: Trong mật ong có chứa nhiều Vitamin và là một loại kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng. Pha loãng một thìa mật ong nguyên chất với nước ấm để uống nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy do dị ứng;
  • Chanh: Có tác dụng trong giảm thiểu các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy, những triệu chứng phát ban… Dùng nước cốt chanh pha với nước ấm rồi uống;
  • Gừng: Gừng thái lát pha với nước ấm để uống sẽ giúp ấm bụng, cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng ngứa ngáy, đỏ da khi bị dị ứng cá ngừ;
  • Nước ép rau quả: Việc uống nước ép hoa quả sẽ giúp giảm sưng lưỡi khi bị dị ứng cá ngừ, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Phần lớn các trường hợp bị dị ứng cá ngừ nếu được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ không gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy ngay khi có những dấu hiệu bất thường nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý nhanh chóng.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng cá ngừ

Một số những biện pháp để phòng ngừa tình trạng dị ứng cá ngừ như:

  • Chọn mua cá đảm bảo chất lượng tốt và ở những nơi uy tín như tại siêu thị hay các cửa hàng bán thực phẩm tươi sống;
  • Không sử dụng cá bị ươn, cá chết hoặc cá không đạt điều kiện bảo quản. Tốt nhất nên ưu tiên sử dụng cá ngừ vẫn còn tươi sống, chắc thịt, mắt tròn, mang và thịt cá còn máu tươi;
  • Người có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm không nên ăn cá ngừ để tránh tình trạng dị ứng;
  • Trẻ em từ 7 – 8 tháng tuổi nên được ăn thử với một lượng nhỏ trước để theo dõi các phản ứng dị ứng.

Trên đây là chia sẻ của pmanzoor.info về Cách nhận biết dị ứng cá ngừ và phương pháp điều trị hiệu quả. Mong rằng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về nguyên nhân gây ra dị ứng cá ngừ và các phương pháp giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng dị ứng cá ngừ.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Rate this post
thuc-pham-ha-huyet-ap Previous post Tổng hợp các thực phẩm hạ huyết áp hiệu quả 
dau-ca-ngu-dai-duong-nau-mon-gi-ngon Next post Đầu cá ngừ đại dương nấu gì ngon? Những lưu ý trong chế biến