Ăn cá ngừ có tốt không? Những lưu ý khi ăn cá ngừ

0 0
Read Time:5 Minute, 4 Second

Cá ngừ được biết đến là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn ăn cá ngừ có tốt không? Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời!

Ăn cá ngừ có tốt không?

Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ

Cá ngừ là loại cá nước mặn được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng trên toàn thế giới. Có một số loại cá ngừ phổ biến bao gồm cá ngừ vằn, albacore, yellowfin, bluefin và bigeye. Chúng có rất nhiều kích cỡ, màu sắc và thậm chí mùi vị khác nhau.

Cá ngừ là loại protein nạc rất bổ dưỡng. Trên thực tế, 2 ounce (56 gram) cá ngừ sống chứa khoảng:

Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ
Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ

 

Xem thêm: Cá ngừ chế biến món gì

  • Calo: 70 gram
  • Carbs: 0 gram
  • Protein: 13 gram
  • Chất béo: 2 gram

Hầu hết chất béo trong cá ngừ đến từ axit béo omega-3 (DHA, EPA), rất cần thiết cho chức năng của cơ quan não và tim.

Cá ngừ có chứa một số dưỡng chất thiết yếu như sắt, kali và vitamin B. Ngoài ra, chúng là một nguồn selenium tuyệt vời. Selenium là một khoáng chất vi lượng hoạt động như một chất chống oxi hóa, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim và một số bệnh mãn tính khác.

Cá ngừ sống là một thành phần phổ biến trong các món sushi và sashimi – là những món ăn rất nổi tiếng của Nhật Bản.

Lợi ích của cá ngừ đối với sức khỏe

Cá ngừ giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Cá ngừ chứa ít chất béo nhưng lại nhiều protein, vì vậy ăn cá ngừ vừa đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giảm nguy cơ béo phì. Hơn nữa, cá ngừ có thể làm giảm lượng lipit trong máu ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Lợi ích của cá ngừ với sức khỏe
Lợi ích của cá ngừ với sức khỏe

Xem thêm: Cách chế biến cá ngừ

Người ăn nhiều cá ngừ ít có nguy cơ xơ vữa động mạch hơn. Cá ngừ cũng làm giảm lượng cholesterol xấu, làm giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ. Cá ngừ là thực phẩm thay thế thịt rất tốt cho những bệnh nhân mắc tiểu đường, tim mạch, béo phì…

Cá ngừ tốt cho gan

Cá ngừ giàu DHA, EPA và Taurine, có thể giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan. Do đó, thường xuyên ăn cá ngừ có thể bảo vệ gan, tăng cường chức năng bài tiết của nó và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh gan.

Ngoài ra, cá ngừ giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, nguyên nhân gây nhiều căn bệnh về gan như suy giảm chức năng gan, viêm gan…

Cá ngừ bổ sung sắt, tốt cho người bị thiếu máu

Cá ngừ chứa nhiều sắt và vitamin B12, có thể dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể con người, mà đây là thành phần góp phần tạo hồng cầu. Ăn nhiều cá ngừ sẽ giảm nguy cơ thiếu máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai, trẻ em nên ăn nhiều cá ngừ.

Cá ngừ giúp phát triển trí não

Cá là thực phẩm tốt nhất cho bộ não, ăn nhiều cá trong 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển hoàn thiện. Cá ngừ chứa nhiều axit béo omega-3, thành phần hỗ trợ phát triển trí não tích cực nhất.

Hơn nữa, với DHA, cá ngừ có thể thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, cá ngừ lại dễ bị nhiễm thủy ngân, gây hại cho sức khỏe nhất là bà bầu.

Cá ngừ giúp giảm cholesterol xấu

Cá ngừ có chứa nhiều EPA, protein và taurine có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, vì vậy ăn cá ngừ giúp ngăn ngừa được các bệnh do giảm cholesterol gây ra.

Những lưu ý khi ăn cá ngừ

Cá ngừ tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần ăn khoảng 200-300g là tốt, cần kết hợp với nhiều thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể.

Ăn cá ngừ có tốt khôngcòn tùy thuộc vào cách ăn của bạn. Nếu bạn ăn cá ngừ khoa học thì đây chính là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc chế biến sai cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, để phát huy những giá trị dinh dưỡng mà cá ngừ mang lại, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý:

  • Nên nấu chín cá ngừ để loại bỏ ký sinh trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Bạn chỉ ăn cá ngừ sống sau khi đã tiêu diệt ký sinh trùng bằng phương pháp đông lạnh.
  • Ăn cá ngừ với khẩu phần ăn phù hợp. Người trưởng thành nên ăn 85 – 140g cá ngừ/bữa và ăn 2 – 3 bữa/tuần.
  • Nên chọn cá tươi ngon để ăn, cá ươn có thể tăng nguy cơ nhiễm độc.
  • Một số đối tượng sau không nên ăn cá ngừ sống: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, bệnh nhân đang điều trị ung thư, người dị ứng hải sản, rối loạn tiêu hóa,…

Trên đây là những thông tin về ăn cá ngừ có tốt không, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc!

 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Rate this post
Previous post Cá ngừ chế biến món gì vừa ngon vừa bổ dưỡng
Next post Giải đáp thắc mắc: 100g cá ngừ bao nhiêu protein