Khi bị sốt nên uống gì và ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi sốt trong bài viết dưới đây nhé.
Sốt là gì?
Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người là 37 độ C, từ 37.1 đến 38.4 độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 39 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt rất cao. Hiện tượng sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm lạnh hoặc cảm cúm, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị sốt là:
- Run
- Da sờ thấy nóng
- Đau đầu
- Chán ăn
- Mất nước
- Khó tập trung
- Buồn ngủ
- Đổ mồ hôi
- Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế.
Khi bị sốt nhẹ có thể tự khỏi nhờ chăm sóc đúng cách tại nhà
Cách xử trí khi người bệnh bị sốt
Khi bị sốt ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi và cần được chăm sóc tại nhà như sau:
– Để người bị sốt nằm ở nơi thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
– Đo nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc hậu môn của người bệnh. Lưu ý, nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút và cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực. Đặc biệt, chú ý theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1 – 2 giờ đo 1 lần.
– Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C thì cần mặc thoáng mát và không đắp chăn. Bên cạnh đó hãy chườm mát để hạ sốt bằng cách lau người hoặc tắm bằng nước ấm. Dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
– Nếu thân nhiệt của bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên nhét hậu môn hạ sốt.
– Cho người bệnh uống nhiều nước, đối với trẻ còn bú thì mẹ hãy cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo hướng dẫn sử dụng.
– Cho bệnh nhân ăn uống bằng các loại thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo, súp… Hoặc uống thêm các loại nước ép, sinh tố hoa quả như cam, chanh, táo…
Trong trường bệnh nhân sốt cao và kéo dài thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Khi bị sốt nên uống gì?
Khi bị sốt nên uống gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh nước lọc, người bệnh nên uống các loại nước trái cây nhiều dưỡng chất, các loại dung dịch vitamin và nước bù điện giải cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút và vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, khi bị sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, đồng thời các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.
Nước ép trái cây cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp bạn giảm sốt
Nước ép hoa quả
Các loại trái cây như cam, chanh, xoài, chuối, táo, dâu tây… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Trong đó, nước cam đứng hàng đầu trong những thực phẩm sốt nên uống gì tốt. Nước ép cam giàu vitamin C và chứa nhiều dưỡng chất góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Việc ăn trái cây vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp bạn giảm sốt và bù đắp các chất điện giải đã bị mất. Nếu bạn không muốn ăn thì có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.
Nước từ các loại hạt đậu
Nước từ các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu bạn nên pha thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống.
Nước diếp cá
Rau diếp cá có tính mát nên sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, tiêu đờm, đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón và giải độc. Nếu bạn đang băn khoăn sốt nên uống gì thì không thể bỏ qua loại nước mát lành này.
Bạn chế biến bằng cách xay sống một nắm rau diếp cá, cho thêm vài hạt muối hoặc đường phèn và nước vo gạo vào đun sôi để uống trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt kèm theo hiện tượng đi ngoài thì tốt nhất không nên uống nước diếp cá bởi sẽ chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Nước dừa
Công dụng của nước dừa tương tự như nước Oresol là cung cấp kali, vitamin C và chất điện giải cho cơ thể. Nếu chưa biết bị sốt nên uống gì thì hãy bổ sung nước dừa để nhanh chóng hạ nhiệt cho cơ thể và giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối.
Bị sốt nên ăn gì tốt nhất?
Ăn thức ăn lỏng
Súp, bún, phở hay những đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt heo, thịt gà, thịt bò sẽ giúp bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời xoa dịu cảm giác khó chịu. Đặc biệt, súp hoặc cháo được nấu từ thịt ác không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chống lại sự mất nước và viêm nhiễm.
Ăn nhiều rau xanh
Những thực phẩm như cà chua, rau muống, rau cải, rau dền, rau mồng tơi… chế biến dưới dạng luộc hoặc nấu canh đều có tác dụng hạ nhiệt khi bạn đang bị sốt. Các món ăn chế biến từ rau xanh cũng bổ sung nước và các dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý, bạn nên lựa chọn loại rau tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bổ sung sữa chua
Sữa chua là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt. Loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.
Người bị sốt cần quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm
Những loại thực phẩm không nên ăn khi bị sốt
Uống nhiều nước lạnh
Việc uống nhiều nước lạnh khi bị sốt không làm nhiệt độ của cơ thể giảm mà ngược lại còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước lạnh sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Uống rượu bia
Khi bị sốt, uống rượu bia sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh, có thể khiến bạn khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon. Khi bị bệnh, bạn cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi.
Uống trà
Chất tanin trong trà có thể sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Uống nhiều trà sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Ăn trứng
Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị ốm sốt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn trứng. Bởi trong thực phẩm này chứa nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Do đó, những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên và không phát tán ra ngoài được, khiến tình trạng sốt càng cao và lâu khỏi.
Mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt sẽ khiến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Ăn tỏi, ớt, tiêu
Các gia vị cay, đồ ăn cay sẽ làm sản xuất nhiều nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
Tổng hợp