Sau sinh ăn cá ngừ được không? Ăn cá ngừ có mất sữa không?… Để có giải đáp chi tiết cho thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Sau sinh ăn cá ngừ được không?
Theo ý kiến của nhiều Bác sĩ chuyên khoa Sản: Phụ nữ sau sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn cá ngừ với lượng ít. Bởi trong cá ngừ có chứa nhiều canxi, protein, Omega 3, choline, sắt, kali… Những Vitamin và dưỡng chất này khi được cơ thể mẹ hấp thụ sẽ thông qua sữa mẹ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh.
Mặc dù vậy phụ nữ sau sinh không nên ăn quá nhiều cá ngừ vì dòng cá này có chứa thủy ngân – Kim loại nặng, nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tim mạch, hệ thần kinh. Cân nhắc hàm lượng bổ sung và tần suất sử dụng để không nạp nhiều thủy ngân vào cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
Mẹ sau sinh ăn cá ngừ có tác dụng gì?
Bổ sung cá ngừ vào chế độ dinh dưỡng sau sinh với lượng vừa phải sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cụ thể như:
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong cá ngừ có chứa hàm lượng lớn Omega 3 nên sẽ giúp giảm hoạt động xấu ở trong mạch máu, theo đó có công dụng trong ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch nhờ vào việc giảm cholesterl xấu, tăng cường cholesterol tốt cho máu.
Giúp cải thiện thị lực
Hàm lượng Vitamin A, Vitamin B3, Vitamin B6 có trong cá ngừ sẽ đem lại nhiều dưỡng chất để thị lực hoạt động tốt, đồng thời ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho mắt, giảm thiểu tình trạng suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể.
Kích thích hoạt động của não bộ
Cá ngừ chứa nhiều DHA và hàm lượng choline cao nên đầu óc, não bộ sẽ có sự tỉnh táo, cải thiện tình trạng trí nhớ tốt. Đồng thời thông qua đường sữa mẹ, trẻ sơ sinh được hấp thụ DHA tốt cho sự phát triển của não bộ.
Tốt cho gan
Gan của phụ nữ sau sinh sẽ được bảo vệ khỏi tổn thương do các tác động như viêm nhiễm oxy hóa nhờ vào hàm lượng DHA và EPA ở cá ngừ được sử dụng trong bữa ăn thường xuyên. Đồng thời hàm lượng DHA, EPA thúc đẩy tái tạo tế bào gan, duy trì chức năng gan, đặc biệt hàm lượng Omega 3 có trong cá ngừ hạn chế tình trạng nguy cơ gây ra gan nhiễm mỡ.
Giúp phục hồi cơ thể sau sinh
Cá ngừ chứa lượng protein, đây là thành phần quan trọng có trong các mô tế bào, cơ bắp, mô sụn cũng như hệ thống enzyme trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh được cung cấp đầy đủ protein sẽ giúp phục hồi năng lượng, song song với đó xây dựng cấu trúc tế bào mới trong thời gian ngắn.
Kiểm soát đường huyết tốt
Thịt cá ngừ không chứa đường nên phù hợp cho phụ nữ sau sinh sử dụng. Đặc biệt với những phụ nữ trong quá trình mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn cá ngừ sẽ giúp kiểm soát tình trạng tiểu đường ở mức tốt nhất.
Chắc khỏe xương, răng
Vitamin D, canxi, phốt pho, magie có trong cá ngừ sẽ giúp phụ nữ sau sinh ngăn ngừa các yếu tố dẫn đến loãng xương, giúp răng chắc khỏe.
Mẹ sau sinh ăn cá ngừ có mất sữa không?
Câu trả lời là: Không. Đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc ăn cá ngừ sẽ gây mất sữa ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên nên chú ý lượng cá ngừ nạp vào cơ thể để thủy ngân không tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng cho não bộ, thể chất của trẻ sơ sinh.
Những lưu ý cho phụ nữ sau sinh ăn cá ngừ?
Để đảm bảo rằng phụ nữ sau sinh ăn cá ngừ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cần chú ý một số điều như:
- Không ăn quá nhiều cá ngừ bởi trong thịt cá có chứa thủy ngân, nếu cơ thể phụ nữ sau sinh hấp thụ quá nhiều thủy ngân sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Bởi vậy trong tháng ở cữ nên ăn với lượng nhỏ, không quá lạm dụng;
- Chế biến chín kỹ cá ngừ để giảm nguy cơ phụ nữ sau sinh bị viêm nhiễm từ thực phẩm sống. Tất cả các món đều cần được đảm bảo ăn chín uống sôi;
- Sau khi mẹ ăn cá ngừ và cho con bú nên theo dõi dấu hiệu của trẻ, nếu nhận thấy xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, quấy khóc, tiêu chảy… Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị dị ứng với cá ngừ do đó mẹ không nên ăn loại cá này;
- Phụ nữ sau sinh ăn cá ngừ thấy có các dấu hiệu bị dị ứng thì nên đến ngay các cơ sở Y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị;
- Chú ý sau sinh không nên ăn cá ngừ cùng với thịt chó vì hai loại thực phẩm này có tính nhiệt, khi ăn cùng nhau sẽ gây nóng trong, không tốt cho sức khỏe;
- Khi chế biến không nấu cá ngừ cùng với bí xanh sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa. Không ăn cá ngừ cùng tôm hoặc rau kinh giới vì sẽ gây hạ huyết ứ, nổi mề đay, ngứa ngáy, dị ứng…;
- Chú ý khi chế biến cá ngừ nên cân nhắc lượng muối cho vào bởi trong cá ngừ có chứa hàm lượng lớn muối, nếu món ăn quá mặn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà đẻ và thận;
- Tốt nhất nên chọn mua cá ngừ ở các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín hoặc siêu thị nhằm đảm bảo rõ nguồn gốc của sản phẩm.
Hy vọng với chia sẻ từ pmanzoor.info bạn đọc sẽ có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Sau sinh ăn cá ngừ được không? Từ đó có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ sau sinh.