Cá ngừ là hải sản được nhiều người yêu thích, chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cá ngừ có tác dụng gì trong bài viết sau nhé.
Cá ngừ có tác dụng gì với sức khỏe?
Giảm cân
Cá ngừ chứa ít chất béo và calo, nhưng nó là thực phẩm phong phú protein và các chất dinh dưỡng khác. Ăn loại cá này không chỉ duy trì một thân hình eo thon mà còn có thể cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho những người phụ nữ muốn giảm cân.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Ăn cá ngừ có thể làm giảm mức độ lipid trong máu, có hiệu quả ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giảm mức độ cholesterol “xấu”
EPA, protein và taurine có trong cá ngừ có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể con người. Vì vậy, thường xuyên ăn cá ngừ có thể làm giảm cholesterol “xấu” trong máu và tăng cholesterol “tốt”, do đó ngăn ngừa các bệnh gây ra bởi mức cholesterol cao.
Ăn cá ngừ khi mang thai 3 tháng giữa có lợi cho não bộ của trẻ
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định: “Cá là thực phẩm tốt nhất cho bộ não”. Ăn nhiều cá trong 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ những loại cá ít thủy ngân mới thực sự an toàn. Theo TS Emily Oken và cộng sự, ĐH Harvard, nguyên nhân là nhờ cá rất giàu axit béo omega-3, thành phần hỗ trợ phát triển trí não tích cực nhất. Tuy nhiên cá là thực phẩm bổ não dành cho phụ nữ mang thai, song cần lựa chọn những hải sản an toàn.
Bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan
Cá ngừ giàu DHA, EPA và taurine, có thể giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan. Do đó, thường xuyên ăn cá ngừ có thể bảo vệ gan, tăng cường chức năng bài tiết của nó và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh gan.
Xem thêm: Bầu ăn cá ngừ được không?
Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Thường xuyên ăn cá ngừ có thể bổ sung sắt đầy đủ cho cơ thể con người và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Những lưu ý khi ăn cá ngừ để tránh ngộ độc
Cá ngừ tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần ăn khoảng 200-300g là tốt, cần kết hợp với nhiều thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể.
Cá ngừ cũng có chứa thuỷ ngân, vì thế ăn nhiều cá ngừ có thể dẫn đến ngộ độc thuỷ ngân.
Ăn nhiều cá ngừ có thể gây dị ứng như ngứa, mề đay,… Với những người hay dị ứng hải sản thì nên hạn chế ăn cá ngừ.
Khi mua cá ngừ cần chọn cá tươi, ngon, tránh mua những con cá đã ươn vì trong cá ươn có chất Histidine là chất có khả năng gây ngộ độc cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
Những người nào không nên ăn cá ngừ?
– Cá ngừ có chứa nhiều dưỡng chất như chất béo không bão hòa, đạm, Vitamin D, Photpho… Ăn cá ngừ tốt cho sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp, ngăn ngừa ung thư…
Xem thêm: 100g cá ngừ bao nhiêu protein?
– Nhưng cá ngừ cũng chứa hàm lượng thủy ngân, đạm cao, ký sinh trùng gây dị ứng Anisakis. Nếu người có cơ địa dễ bị dị ứng, người già, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, ăn cá ngừ sẽ dễ bị dị ứng, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
– Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế ăn cá ngừ vì thủy ngân có thể làm suy giảm sức khỏe bà bầu, ảnh hưởng não bộ, làm thai nhi chậm phát triển…
Ăn cá ngừ đúng cách, tốt cho sức khỏe
– Người dễ bị dị ứng, trẻ nhỏ, người già nếu muốn ăn cá ngừ, bạn nên ăn thử vài miếng nhỏ trước, nếu thấy cơ thể bình thường, không có phản ứng gì thì bạn có thể tiếp tục ăn cá ngừ nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
– Trường hợp cơ thể bị ngứa, sưng đỏ… Bạn nên ngừng ăn cá ngừ, và nếu cơ thể xuất hiện trạng thái bị suyễn nên đến gặp bác sĩ ngay.
– Phụ nữ mang thai muốn ăn cá ngừ, không ăn quá 170g cá ngừ trong 1 tuần, cơ thể nếu xuất hiện các phản ứng lạ nên ngừng ăn, đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn cá ngừ để tốt cho sức khỏe của bé và mẹ hơn.
Trên đây là những thông tin về cá ngừ có tác dụng gì? Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc!