Ăn cá ngừ đại dương sống có tốt không?

an-ca-ngu-dai-duong-song-co-tot-khong (3)
0 0
Read Time:9 Minute, 45 Second

Cá ngừ là một loại cá tương đối an toàn để ăn sống như sushi hoặc sashimi nhưng không phải với ai cũng an toàn. Ăn cá ngừ đại dương sống có tốt không? Nên ăn như thế nào cần chuẩn bị kỹ để giảm thiểu khả năng bị ảnh hưởng không tốt khi ăn cá ngừ đại dương sống.

Cá ngừ là loại cá được ưa thích và sử dụng phổ biến để làm nên các món ăn ngon tại các nhà hàng nhật và cửa hàng sushi ở khắp nơi trên thế giới. Sử dụng cá ngừ tươi sống được thực khách ủng hộ vì loại cá này có nhiều chất bổ dưỡng, mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc Ăn cá ngừ đại dương sống có tốt không? cũng như xem xét các mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn cá ngừ sống.

Có nên ăn cá ngừ tươi từ đại dương không?

Nếu định ăn sống cá ngừ đại dương, bạn hãy chọn mua cá xem hạn sử dụng như thế nào, giữ cho cá đông lạnh cho đến khi bạn đã sẵn sàng sử dụng. Sử dụng máy cắt và dụng cụ để làm sạch cá ngừ rửa tay trước và sau khi chuẩn bị cá.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều omega-3 trong cá ngừ có thể giúp giảm mức độ axit béo omega-6 và cholesterol LDL tích tụ bên trong động mạch. Hàm lượng axit béo omega-3 cao có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, giảm đau tim, đột quỵ.

Ngăn ngừa các bệnh lý về thị lực

Thành phần omega-3 trong cá ngừ cũng được cho là có khả năng đem lại nhiều lợi ích cho chức năng mắt giảm nguy cơ mắc bệnh khô mắt đến 68%.

Chất dinh dưỡng trong cá ngừ còn được cho rằng có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào khối u trong cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Cá ngừ là một thực phẩm trong nhiều chế độ ăn kiêng có hàm lượng protein tương đối cao nhưng ít calo. Đây là một loại thịt trắng có cảm giác no lâu hơn và hạn chế ăn nhiều.

Cá ngừ là loại cá nước mặn bao gồm cá ngừ vằn, albacore, yellowfin, bluefin được sử dụng phổ biến có rất nhiều kích cỡ, màu sắc mùi vị khác nhau. Cá ngừ là loại protein nạc rất bổ dưỡng. Hầu hết chất béo trong cá ngừ đến từ axit béo omega-3 cần thiết cho chức năng của cơ quan não và tim

Cá ngừ có chứa một số dưỡng chất thiết yếu như sắt, kali và vitamin, là một nguồn selenium tuyệt vời. Selenium là một khoáng chất vi lượng chống oxi hóa, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim.

ca-ngu-song-la-nhung-mon-an-rat-nỏi-tieng-của-nhat-ban-co-tac-dung-giam-can

Cá ngừ sống là những món ăn rất nổi tiếng của Nhật Bản có tác dụng giảm cân

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị xơ cứng gây biến chứng nguy hiểm. Xơ vữa động mạch là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp.

Ăn cá ngừ làm ngăn xơ vữa động mạch, giảm hàm lượng lipid trong máu. Xơ vữa động mạch là một căn bệnh thường không có triệu chứng nào mà tích tụ dần dần theo thời gian. Căn bệnh này là mối đe dọa nghiêm trọng với người cao tuổi. Cá ngừ đem lại hiệu quả thúc đẩy các hoạt động trong não giảm mức độ lipid trong máu

Cá ngừ đại dương chứa nhiều DHA một acid béo rất quan trọng cho sự phát triển não, thuộc nhóm các acid béo Omega-3, thần kinh và võng mạc. Ăn cá ngừ thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Với sự dồi dào về axit béo Omega-3, theo nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát lợi ích của cá ngừ đối với sức khỏe thật sự là thực phẩm vô cùng bổ ích hoàn thiện và phát triển trí não của con người.

Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt

Thịt cá ngừ ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Trong cá ngừ có chứa một lượng lớn sắt cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan

Lượng DHA, EPA và taurine dồi dào có trong cá ngừ rất tốt cho gan. Cá ngừ thúc đẩy các tế bào gan phát triển sẽ làm giảm lượng chất béo trong máu. Việc sử dụng cá ngừ không chỉ tăng cường chức năng gan mà còn bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Giảm mức độ Cholesterol “xấu”

Nồng độ cholesterol trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp. Cholesterol là một dạng chất béo của cơ thể được tạo ra bởi gan và từ thức ăn khi ta ăn vào, loại chất béo này màu vàng.

Nguy hiểm khi ăn cá ngừ không đúng cách

Có thể nhiễm ký sinh trùng

Dù cá ngừ có nhiều chất bổ dưỡng, tuy nhiên khi chúng ta ăn sống sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, do cá ngừ sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng như Opisthorchiidae và Anisakadie gây bệnh ở người.

Ký sinh trùng trong cá ngừ sống có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra các bệnh tiêu chảy, các triệu chứng khác có liên quan. Một nghiên cứu khác ghi nhận kết quảá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng có chứa các loại ký sinh trùng khác từ họ Kudoa một loại ký sinh trùng gây ra chứng bệnh tiêu chảy ở người là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Hầu hết các ký sinh trùng có thể bị tiêu diệt bằng cách nấu chín, vì thế để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ cá ngừ sống, chúng ta cần có cách xử lý và chế biến một cách phù hợp.

Trong cá ngừ có chứa một số loại ký sinh trùng Anisakadie, Opisthorchiidae gây bệnh cho người như nhiễm trùng đường ruột tiêu chảy, nôn mửa, sốt.

Cá ngừ từ vùng biển ngoài khơi Iran bị nhiễm ký sinh trùng có thể bám vào dạ dày và ruột con người và gây ra bệnh anisakiasis. Biểu hiện của bệnh này là nôn mửa và đau dạ dày.

Hàm lượng thủy ngân cao

Cá ngừ có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể tích tụ vào cơ thể con người thông qua chế độ ăn, Phần lớn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.

ca-ngu-co-the-chua-ham-luong-thuy-ngan-cao

Cá ngừ có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao

Khi ăn quá nhiều cá ngừ sống có thể tích tụ một lượng thủy ngân cao quá mức trong cơ thể gây ra tổn thương não và tim.

Ăn cá ngừ sống nhiễm vi khuẩn Salmonella

Thực tế, đã có rất nhiều người bị nhiễm vi khuẩn salmonella sau khi ăn cá ngừ xuất hiện các triệu chứng như sốt và co thắt dạ dày, tiêu chảy kéo dài từ 4-7 ngày. Với những rủi ro trên, các đối tượng không nên ăn quá nhiều cá ngừ sống đó là:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Trẻ em
  • Người lớn tuổi.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư.

Những người khỏe mạnh cũng nên tiêu thụ cá ngừ trong định mức nhất định vì hầu hết các loại cá đều vượt quá giới hạn tiêu thụ thủy ngân hàng ngày để tránh phải các rủi ro không mong muốn. Một số loại cá tình trạng thủy ngân cao như: cá hồi, cua, cá tuyết. Thủy ngân tích lũy trong cá ngừ xuất hiện trong nước biển bị ô nhiễm. Một số loại cá ngừ có thể chứa nhiều thủy ngân như albacore, yellowfin, bluefin và bigeye.

Cách ăn cá ngừ đúng cách và an toàn

  • Nấu chín cá ngừ là cách tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng
  • Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm khuyến cáo nên làm đông lạnh cá ngừ sống , vẫn có thể ăn cá ngừ sống một cách an toàn. Những cách sau để loại bỏ ký sinh trùng như đóng băng ở -20 °C ​​hoặc thấp hơn trong 7 ngày. Tiếp tục bảo quản ở nhiệt độ -35 ° C trở xuống trong vòng 15 giờ. Đông lạnh ở -35 ° C hoặc thấp hơn. Cá ngừ đông lạnh cần được rã đông trước khi chế biến, nếu làm theo phương pháp này có thể tiêu diệt hầu hết ký sinh trùng trong cá ngừ.

Nguyên liệu ăn kèm cá ngừ sống

  • Các loại quả: Xoài, trái chuối chát non, ớt
  • Thịt cá ngừ đại dương tươi, chọn phần thân cá.
  • Các loại củ: Củ gừng, củ tỏi
  • Các loại rau: rau cải, tía tô
  • 1 tuýp mù tạt
  • Các loại gia vị đường, bột ngọt.
  • Các loại nước chấm: Nước tương ớt, xì dầu
  • Bánh tráng cuốn (bánh đa mỏng).

Tốt nhất muốn ăn món cà ngừ sống bạn nên chọn những con cá ngừ còn tươi vừa mới bắt để ăn sống. Khi mang về lột da thái mỏng để giữ khuôn cá. Sau khi thái lát thì xếp vào đĩa cho lại vào tủ đông ăn lạnh sẽ ngon hơn.

Khi mua cá ngừ, bạn cần chọn cá tươi, ngon, không nên ăn quá nhiều trong 1 tuần, khoảng 200-300g là tốt, và nên kết hợp với nhiều thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể. Tránh mua cá ươn vì trong cá ngừ ươn có chất Histidine là chất có khả năng gây ngộ độc cao. Trong cá ngừ có chứa ký sinh trùng gây dị ứng Anisakis, hàm lượng thủy ngân và đạm cao người có cơ địa dễ bị dị ứng dị ứng, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa. Nếu người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, ăn cá ngừ sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn cá ngừ vì thủy ngân ảnh hưởng não bộ, làm thai nhi chậm phát triển, suy giảm sức khỏe bà bầu. Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn cá ngừ bà bầu không ăn quá 170g cá ngừ trong 1 tuần.

Ăn cá ngừ đại dương sống có tốt không? Cá ngừ sống sẽ được cho là an toàn khi được chúng ta tiến hành xử lý chế biến đúng cách để loại bỏ ký sinh trùng. Cá ngừ rất bổ dưỡng tuy nhiên có hàm lượng thủy ngân cao tốt nhất chỉ nên ăn cá ngừ sống ở mức độ vừa phải.

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn biết được thông tin Ăn cá ngừ đại dương sống có tốt không? và các cách để ăn cá ngừ sống an toàn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Rate this post
Previous post Cá ngừ đại dương làm món gì ngon nhất?
Next post Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của cá ngừ đại dương