Trong những ngày đầu tuyển sinh hiện nay có rất nhiều trường đã triển khai việc thu mua hồ sơ đồng thời có nhiều trường đã nhận đủ chỉ tiêu thế nhưng nhiều trường tại Đăk Nông lại phải chật vật chờ đợi học sinh cũng như phụ huynh đến nộp hồ sơ để xét tuyển.
Tại tất cả các cấp học của Đăk Nông đang xảy ra bất cập này
Theo chỉ tiêu tuyển sinh được phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt vào năm học 2018 – 2019 tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được tuyển sinh 175 học sinh tại khối lớp 1. Ngay sau khi bán hồ sơ ngày đầu đã có gần đủ số lượng tuyển sinh. Hầu hết các trường tiểu học taị đây đều bán hết hồ sơ trong ngày đầu tiên. Thế nhưng, điều kiện để học lớp 1 tại địa phương nhiều gia đình bận việc đã không đi nộp hồ sơ được, đến ngày thứ 2 nhà trường đã báo đủ số lượng và không nhận thêm hồ sơ khiến nhiều gia đình đã phải cho con theo học tại một trường cách xa nhà hơn.
Một ví dụ khác tại trường THPT Chu Văn An cũng quá tải hồ sơ xét tuyển vào lớp 10. Chỉ có 350 chỉ tiêu phân bố trong 8 lớp thế nhưng đã có tới 600 hồ sơ. Các trường chuyên số lượng xét tuyển cũng tăng lên khoảng hơn 700 hồ sơ. Điều này khiến cho rất nhiều phụ huynh lo lắng hàng ngày phải đến trường xem thứ tự của con mình là bao nhiêu để kịp thời rút hồ sơ. Ngày mai, ngày 26/7 sẽ dừng việc thu nhận hồ sơ chính vì thế sẽ có nhiều thay đổi cũng như biến động trong những ngày này. Đối lập với áp lực tuyển sinh tại các trường trung tâm thì ngược lại tại một số trường học khác ở vùng ven gần như rất bình tĩnh cũng như không có biến động gì trong việc xét tuyển cũng như nộp hồ sơ tại đây. Những trường không thuộc vùng trung tâm hầu hết đều là các con em dân tộc thiểu số nên các phụ huynh đều có thói quen gần đến ngày khai giảng mới cho con đi nhập học nên không khí tuyển sinh vẫn luôn trầm lắng. Đây được xem là một phần khó khăn trong công tác tuyển sinh cũng như là nguyên nhân phổ biến trong việc phụ huynh không muốn cho con học ở trường không phải trung tấm. Chính vì vậy hiện nay nhà trường đều phải gửi danh sách thuộc tuyến tuyển sinh của con em mình để tránh trường hợp không có học sinh theo học.
Để khắc phục những khó khăn trong giáo dục vì rất có thể dẫn đến việc học sinh bỏ học. Các chính sách để hỗ trợ học sinh nơi này, trong đó học sinh tại các trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được hỗ trợ tiền ăn cũng như chỗ ở … Bộ giáo dục và đào tạo cần phải tạo điều kiện tốt nhất để các học sinh có thể đi học chuyên cần hoặc có thể sinh hoạt tại trường. Việc áp dụng cũng như tạo điều kiện tốt cho học sinh dân tộc thiểu số vùng đi học chuyên cần. Một số tỉnh khác như Bắc Cạn sẽ triển khai cơ chế hỗ trợ kinh phí thuê khoán người ví dụ như: thuê khoán nhân viên cũng như giáo viên để quản lý hỗ trợ cho học sinh ở bán trú về học tập và sức khỏe … Việc triển khai các hoạt động bán trú để quản lý cũng như chăm sóc và ăn nghỉ đều có kế hoạch cụ thể và hợp lý sẽ giúp học sinh có môi trường học tập tốt nhất. Mục đích duy nhất là hạn chế tình trạng bỏ học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại vùng và địa phương đó.