Bệnh sốt xuất huyết hiện nay có những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ cần phải nắm lòng được các phương pháp điều trị sốt xuất huyết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi các bạn nhé.
Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em tại nhà
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị sốt xuất huyết cần phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám cũng như chẩn đoán sau đó các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà hoặc cần đến tái khám đầy đủ theo như ịch hẹn của các bác sĩ. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt được hiệu quả nhanh nhất.
- Nếu như bệnh nhi sốt cao trên 39 độ cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, nới lỏng quần áo, lau mát cho bé. Nếu những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi cần chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu.
- Khuyến khích các bé uống nhiều nước như nước sôi để nguội hoặc nước điện giải, nước trái cây như: Dừa, cam, chanh… Hoặc ăn cháo loãng pha với muối cùng là cách bổ sung điện giải cho bé.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ thức ăn nên ăn đồ ăn loãng để dễ tiêu đồng thời cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm cũng như nước uống màu sẫm tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
- Nên để trẻ được nghỉ ngơi tại nhà đồng thời hạn chế vận động 1 thời gian đối với trẻ bị sốt xuất huyết.
- Trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc lờ đờ không tỉnh táo cần đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.
Trong quá trình chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết, cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Đồng thời để điều trị kịp thời nếu nhận thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:
- Vật vã, lừ đừ
- Đau bụng ngày càng nặng
- Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh
- Nôn ói đột ngột, liên tục
- Xuất huyết tiêu hóa đột ngột
Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu những vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Một trong những biện pháp phòng bệnh đang được áp dụng là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như:
- Diệt bọ gậy (lăng quăng)
- Tiêu diệt muỗi trưởng thành, tránh để muỗi đốt
- Vệ sinh môi trường sống
- Loại bỏ các ổ chứa nước lắng đọng.
Các bậc phụ huynh hãy thực hiện những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe của bé yêu, phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm. Để loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi cần tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách:
- Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng
- Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại…
- Để cá ăn hết lăng quăng , bọ gậy nếu có. Nên lựa chọn các loại cá như: là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,…
- Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lu, khạp hàng tuần, hàng tháng…
- Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như: chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ xe cũ, hốc tre,…
- Cần phải vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát. Cần phải thay nước bình hoa
Trang tin tức tổng hợp dịch vụ in menu thực đơn tổng hợp lại :
Cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ em
- Luôn cho trẻ mặc quần áo dài tay
- Ngủ trong màn và giăng mùng, đồng thời kéo rèm kể cả ban ngày
- Cha mẹ nên sử dụng bình xịt diệt muỗi và nhang hương chống muỗi. Các loại kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
- Gia đình nên phối hợp với các cấp chính quyền đặc biệt ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ.
Qua những thông tin về biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em cùng các kiến thức liên quan hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phòng và chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiện nay.